Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, thị trường có thể trải qua thêm một giai đoạn rung lắc ngắn hạn trong vùng này. Đây cũng sẽ là giai đoạn hình thành nền giá mới để thị trường có động lực tăng tiếp.
Lỗ bán các tài sản tài chính FVTPL hơn 645 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của Vietcap đi lùi 34% trong quý II. Danh mục chứng khoán niêm yết FVTPL gần như được thanh lý hết tại cuối tháng 6.
Việc nhà đầu tư nước ngoài duy trì vị thế mua ròng với quy mô lớn, đặc biệt trên HOSE, cho thấy niềm tin vào triển vọng kinh tế dần được cải thiện và kết quả kinh doanh quý II dần hé lộ.
Lãi từ cho vay tăng mạnh nhưng không đủ bù phần sụt giảm từ tự doanh và môi giới khiến HSC ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II giảm sâu. Trong khi đó, danh mục đầu tư cổ phiếu tăng vọt, tập trung vào nhóm ngân hàng và bán lẻ.
Nhà phân tích kỳ vọng VN-Index dao động vùng 1.500–1.686 điểm trong nửa cuối năm 2025. Chu kỳ tăng mới đang được củng cố bởi dòng tiền nội, định giá hợp lý và loạt thay đổi chính sách kinh tế – pháp lý. Cơ hội đầu tư được định hình lại theo từng nhóm ngành.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/7, VN-Index tăng 7,27 điểm (0,49%) lên 1.497,28 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1,68 điểm (0,68%) lên 247,77 điểm và UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (0,51%) lên 104,74 điểm.
Quý II/2025, doanh thu hoạt động DNSE tăng 46%, lợi nhuận sau thuế tăng 115% so với cùng kỳ 2024. Dư nợ margin đạt mức kỷ lục với 4.835 tỷ đồng, tăng 28% so với đầu năm.
Sự bứt phá của thị trường chứng khoán quý II giúp VIX ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế kỷ lục, gấp hơn 10 lần cùng kỳ và vượt xa cả kết quả kinh doanh năm 2024. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận vẫn là chưa thực hiện.
KBSV ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 51 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả đi lùi trong bối cảnh thanh khoản thị trường giảm sút, ảnh hưởng đến nhiều mảng kinh doanh.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn chuyển mình lịch sử, từ một kênh đầu tư dần trở thành trụ cột chiến lược cho phát triển quốc gia, được thúc đẩy bởi câu chuyện nâng hạn sắp đến hồi kết và nền tảng vĩ mô vững chắc.
Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, VN-Index ghi nhận tăng tích cực nhờ lực cầu mạnh, phủ nhận hoàn toàn áp lực của phe bán trước đó. VN-Index có khả năng sẽ tăng điểm theo quán tính vào phiên 18/7.
Ngày 17/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố Kế hoạch triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho thị trường chứng khoán cơ sở, mục tiêu hoàn tất vận hành trong quý I/2027.
Cổ phiếu “họ Vin” tiếp tục giao dịch thăng hoa và đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Kể từ đầu năm, hai mã chứng khoán của Vingroup và Vinhomes đều tăng giá ba con số.
Thông tin từ Bộ Tài chính, sáng 17/7, tại trụ sở, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với đại diện FTSE Russell, công ty con của London Stock Exchange Group. Hai bên trao đổi về tiến độ cải cách, định hướng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam và hợp tác trong lĩnh vực thị trường vốn.
Đóng cửa, VN-Index tăng 14,54 điểm (0,99%) lên 1.490,01 điểm, HNX-Index tăng 3,74 điểm (1,54%) đạt 246,09 điểm, UPCoM-Index tăng 1,13 điểm (1,1%) lên 104,21 điểm.
Trong bối cảnh kỳ vọng Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi, đại diện cơ quan quản lý đã chia sẻ về những điều kiện then chốt để duy trì và tiến xa hơn sau khi đạt được cột mốc nâng hạng.
Thị trường sáng 17/7 ghi nhận sự bùng nổ của nhóm bất động sản với hàng loạt mã tăng trần, trong đó nổi bật là VIC khi tăng gần 5%, tiệm cận vùng đỉnh lịch sử thiết lập từ năm 2021.
Nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu ghi nhận những tác động rõ nét từ các chính sách mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump theo đuổi, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và nhập cư.